Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Nhật – Bác sĩ Chuyên khoa truyền nhiễm, Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Sốt xuất huyết có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, trong đó có giảm tiểu cầu. Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là một loại bệnh lý miễn dịch. Các kháng thể chống lại tiểu cầu làm tiểu cầu bị phá hủy ở lách, hậu quả là giảm số lượng tiểu cầu trong máu, cơ thể sẽ dễ bị chảy máu với một tác động nhẹ.
1. Tiểu cầu giảm trong sốt xuất huyết nghĩa là gì?
Theo WHO ( World Health Organization), giảm tiểu cầu được xem là một tiêu chí đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh. Giảm tiểu cầu được định nghĩa như sự suy giảm nhanh chóng số lượng tiểu cầu hoặc số lượng tiểu cầu dưới 150.000/mm3 (< 150 G/L).
Tiểu cầu là các tế bào máu nhỏ được sản xuất trong tủy xương. Tiểu cầu giảm trong sốt xuất huyết có nghĩa là mất khả năng đông máu và không thể chống lại các nhiễm trùng.
2. Tại sao tiểu cầu lại giảm trong sốt xuất huyết?
Số lượng tiểu cầu giảm sẽ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, điều này xảy ra do:
- Số lượng tiểu cầu trong sốt xuất huyết giảm khi nó ức chế tủy xương (là khu vực sản xuất tiểu cầu).
- Số lượng tiểu cầu trong sốt xuất huyết giảm vì các tế bào máu bị ảnh hưởng bởi virus gây tổn thương tiểu cầu.
- Các kháng thể được tạo ra trong giai đoạn này đã phá hủy một số lượng lớn tiểu cầu trong thời gian người bệnh bị sốt xuất huyết.
3. Tiểu cầu giảm vào thời điểm nào trong sốt xuất huyết?
Số lượng tiểu cầu thường giảm đáng kể vào ngày thứ 4 của bệnh. Ở người trưởng thành không bị sốc do sốt xuất huyết, số lượng tiểu cầu giảm nhẹ đến vừa từ ngày thứ 3 cho đến ngày thứ 7 của bệnh và trở lại mức bình thường vào ngày thứ 8 hoặc thứ 9. Ở trẻ nhỏ, có rất ít mối tương quan giữa số lượng tiểu cầu và biểu hiện chảy máu hoặc số lượng tiểu cầu và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Các triệu chứng của sốt xuất huyết giảm tiểu cầu bao gồm:
- Chảy máu da nghiêm trọng với những đốm máu trên da (petechiae) và những mảng máu lớn dưới da (ecchymoses)
- Phân đen
- Máu trong nước tiểu (tiểu máu)
- Rò rỉ huyết tương nặng
- Suy hô hấp
- Suy gan, tim và / hoặc các cơ quan khác
- Thay đổi trạng thái tinh thần với ý thức suy yếu
- Bệnh nhân phát triển các dấu hiệu cảnh báo (đặc biệt là thờ ơ và nôn mửa liên tục) và những người có số lượng tiểu cầu thấp và hematocrit cao (số lượng hồng cầu tăng cao) có nguy cơ rất cao xảy ra biến chứng suy nội tạng hoặc thậm chí tử vong.
4. Sốt xuất huyết giảm tiểu cầu ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
Với bệnh cảnh bình thường, bệnh nhân sẽ có cơn sốt kéo dài kèm theo các triệu chứng đau đầu, nhức mỏi, nôn mửa ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng lao động.
Nếu bệnh nhân bị sốt xuất huyết nặng giảm tiểu cầu, sẽ có những đốm chảy máu trên da, các bộ phận khác trên cơ thể và thoát huyết tương. Sốt xuất huyết nặng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi, gan hoặc tim. Huyết áp có thể giảm xuống mức nguy hiểm, gây sốc, trong một số trường hợp có thể gây tử vong.
5. Khi nào bệnh nhân được chỉ định truyền tiểu cầu?
Để xác định chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra một số xét nghiệm bao gồm xét nghiệm tìm kháng thể IgG và IgM, xét nghiệm PCR để kiểm tra virus và công thức máu. Không có một giới hạn cụ thể nào trong việc đưa ra chỉ định truyền tiểu cầu. Ở người già và những người mắc bệnh mãn tính khác, truyền tiểu cầu vẫn có thể yêu cầu ngay cả khi bạch cầu phản ứng quá mức (hơn 50.000 tế bào bạch cầu trên 1 cm3) . Bác sĩ sẽ quyết định dựa trên sức khỏe của bệnh nhân. Điều tốt nhất mà bệnh nhân nên làm là thảo luận với bác sĩ về tình trạng bệnh hiện tại của bạn.
6. Làm cách nào để nhanh khỏi bệnh sốt xuất huyết?
Các thực phẩm giàu omega-3, vitamin, sắt và các khoáng chất khác giúp chống lại các kháng thể và cũng làm tăng số lượng tiểu cầu. Bạn cũng có thể tiêu thụ các loại trái cây như đu đủ, kiwi, cam, quả mọng … để giúp tăng số lượng tiểu cầu.
Vitamin B-12: Vitamin này giúp giữ cho các tế bào máu khỏe mạnh. Thiếu B-12 có liên quan đến tiểu cầu thấp trong sốt xuất huyết. Có những thực phẩm này để tăng tiểu cầu: Gan bò, Sò, Trứng, Sản phẩm sữa…
Sắt: Sắt giúp sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh. Bạn có thể tiêu thụ những thực phẩm có chứa chất sắt rất quan trọng đối với sức khỏe và số lượng tiểu cầu trong sốt xuất huyết: Con trai sông, Hạt bí ngô, Đậu lăng, Thịt bò…
Vitamin C: đóng một vai trò quan trọng giúp tiểu cầu hoạt động hiệu quả. Nó cũng giúp hấp thụ sắt giúp tăng số lượng tiểu cầu trong sốt xuất huyết. Nguồn vitamin C tốt bao gồm: Xoài, Trái dứa, Bông cải xanh, Ớt chuông xanh hoặc đỏ, Cà chua, Súp lơ…
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn
- Trường hợp nào cần truyền tiểu cầu?
- Giảm tiểu cầu do dùng thuốc
- Chỉ định và các tác dụng bất lợi khi truyền tiểu cầu
Các câu hỏi về tại sao sốt xuất huyết tiểu cầu giảm
Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê tại sao sốt xuất huyết tiểu cầu giảm hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé <3 Bài viết tại sao sốt xuất huyết tiểu cầu giảm ! được mình và team xem xét cũng như tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết tại sao sốt xuất huyết tiểu cầu giảm Cực hay ! Hay thì hãy ủng hộ team Like hoặc share. Nếu thấy bài viết tại sao sốt xuất huyết tiểu cầu giảm rât hay ! chưa hay, hoặc cần bổ sung. Bạn góp ý giúp mình nhé!!
Các Hình Ảnh Về tại sao sốt xuất huyết tiểu cầu giảm
Các hình ảnh về tại sao sốt xuất huyết tiểu cầu giảm đang được Moviee.vn Cập nhập. Nếu các bạn mong muốn đóng góp, Hãy gửi mail về hộp thư lienhe@domain.com. Nếu có bất kỳ đóng góp hay liên hệ. Hãy Mail ngay cho tụi mình nhé
Tham khảo thêm kiến thức về tại sao sốt xuất huyết tiểu cầu giảm tại WikiPedia
Bạn nên xem thêm thông tin về tại sao sốt xuất huyết tiểu cầu giảm từ web Wikipedia.◄ Tham Gia Cộng Đồng Tại💝 Nguồn Tin tại: https://thethao360.vn/
💝 Xem Thêm Chủ Đề Liên Quan tại : https://thethao360.vn/hoi-dap/