Notice: Function WP_User_Query::query was called incorrectly. User queries should not be run before the plugins_loaded hook. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.1.1.) in /home/thethao360.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5835
Chương 1 « Tâm lý học y học - TheThao360.vn - Trang Tin Tức, Blog Yêu Thể Thao

Chương 1 « Tâm lý học y học

Bài viết Chương 1 « Tâm lý học y học thuộc chủ đề về Hỏi Đáp thời gian này đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !! Hôm nay, Hãy cùng Thể Thao 360 tìm hiểu Chương 1 « Tâm lý học y học trong bài viết hôm nay nhé ! Các bạn đang xem bài viết : “Chương 1 « Tâm lý học y học”


Từ xa xưa người ta đã quan tâm đến vấn đề tâm lý người bệnh và tâm lý người thầy thuốc. Những năm gần đây, nhờ sự phát triển của tâm lý học và y học hiện đại mà nhiều ngành khoa học mới đã ra đời để nghiên cứu sâu thêm vấn đề này. Trong số những khoa học đó có tâm lý học y học.

Tâm lý học y học là khoa học nghiên cứu tâm lý người bệnh, tâm lý nhân viên y tế trong quá trình phòng và chữa bệnh. Nó là khoa học cần thiết cho tất cả các thầy thuốc ở các chuyên khoa và nhờ nó nên nhu cầu điều trị toàn diện, nhu cầu không ngừng nâng cao cả sức khoẻ thể chất lẫn sức khoẻ tâm lý của con người ngày càng được đáp ứng tốt hơn.

1. Các quan niệm khác nhau về tâm lý học y học

1.1. Các quan niệm nguyên thuỷ

Trong một thời gian dài loài người có khuynh hướng cơ bản là giải thích một cách thần bí các hoạt động tâm lý và bệnh tâm thần. Song bên cạnh những quan niệm thần bí là những quan niệm mang tính khoa học như: Alkmeon đã đề cập đến mối quan hệ giữa hiện tượng tâm lý và não; Hypocrat đã nói tới yếu tố dịch thể trong mối quan hệ giữa tâm lý và cơ thể. Những quan niệm hết sức tiến bộ này đã trở thành một trong những cơ sở cho sự ra đời của tâm lý y học sau này.

1.2. Y học và tâm lý học thời trung cổ

Thế kỷ XVI, tại Italia, đã có một số quan niệm về bệnh tật thoát khỏi sự thần bí. Mercurial cho rằng trầm cảm có thể do nguyên nhân thực thể hoặc do tổn thất tình cảm gây ra. Platon là bác sỹ đầu tiên đề xuất cách phân loại bệnh tâm thần theo bệnh sinh và đã tính đến vai trò của các yếu tố di truyền, nội sinh, ngoại sinh trong cơ chế của bệnh.

Sang thế kỷ thứ XVII – thế kỷ của Descartes, được đặc trưng bởi sự xuất hiện khái niệm phản xạ – khuynh hướng duy vật trong triết học Gobx và tư tưởng quyết định luận bắt đầu thâm nhập vào y học. Van Gehmont đã đề cập đến vai trò của những sang chấn tâm lý trong sự phát sinh, phát triển bệnh tâm thần và tác giả khuyên nên điều trị bằng cách ngâm bệnh nhân vào nước lạnh. Doleboe – nhà giải phẫu học – đã nêu ra tiêu chuẩn của người bác sỹ là phải biết điều trị bệnh tâm thần. Tác giả đã thông báo nhiều bệnh nhân được điều trị khỏi bằng những tác động đạo đức. Lusitanua đã nói rằng, thuyết phục là một trong những phương pháp điều trị bệnh nhân tâm thần có hiệu quả. Giakhiax đã đề cập đến bệnh tâm thần trong hình luật và giám định.

Thế kỷ XVIII, Pinel – nhà cải cách phương pháp điều trị bệnh tâm thần vĩ đại người Pháp – đã cho rằng người lãnh đạo bệnh viện tâm thần phải là một bác sỹ, một nhà tâm lý, nhà quản lý hành chính và ông là người đầu tiên đã giải phóng bệnh nhân tâm thần khỏi xiềng xích.

1.3. Tâm lý y học thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX

Đến thế kỷ XIX, nhiều tác phẩm đặt nền móng cho tâm lý y học với tư cách là một khoa học độc lập đã xuất hiện. Năm 1818, Reie – một bác sỹ, một nhà giải phẫu học – đã viết cuốn “Cuồng tưởng và phương pháp tâm lý trong điều trị những sang chấn tâm lý”. Tác phẩm này đã chỉ ra ý nghĩa cơ bản của tâm lý y học là sử dụng liệu pháp tâm lý tích cực.

Trong thòi kỳ này đã nẩy sinh sự đấu tranh gay gắt giữa hai trường phái duy tâm và duy vật máy móc trong tâm lý y học. Đại biểu của trường phái duy tâm là Heinroth và Ideler, đã coi thường yếu tố cơ thể trong các bệnh tâm thần và cho rằng, bệnh tâm thần là hậu quả của cuộc “đấu tranh dục vọng”. Đại diện cho trường phái duy vật là Jacobi – Gnisinger, đã khẳng định rằng tâm thần học là một bộ phận thống nhất của y học và coi não là cơ quan của tâm lý.

Giữa thế kỷ XIX, Lotze đã viết cuốn “Tâm lý học y học”. Đến giữa những năm 70, Tuhe viết cuốn “Y học tâm lý”. Tuy những cuốn sách này có giá trị đối với các nhà tâm thần học nhiều hơn, song tên của chúng cũng đã nhắc người đọc hãy quan tâm hơn đến tâm lý học y học.

Sang thế kỷ XX, đã có nhiều chuyện để nói rõ hơn về đối tượng của tâm lý y học. Trong cuốn “Tâm lý học y học”, Janet đã tổng kết kinh nghiệm lâm sàng của mình về tâm lý liệu pháp. Trong thời kỳ này đã xuất hiện nhiều học thuyết tâm lý mới có liên quan đến tâm lý y học như: Phân tâm học của Freud (sau đó, nhà thần kinh học người Úc là Schilder đã viết cuốn “Tâm lý học y học” theo quan điểm phân tích tâm lý này); học thuyết y học tâm thần – thực thể của Alexander; học thuyết thể tạng – sinh vật trong tâm thần học và tâm lý học của Kretschner… Nhìn chung, các trường phái này chưa thấy hết vai trò của yếu tố xã hội trong tâm lý, trong nhân cách con người.

1.4. Sự hình thành tâm lý y học duy vật

Quan điểm về sự thống nhất giữa tâm lý và thực thể chính là quan điểm của học thuyết thần kinh chủ đạo trong khoa học. I.M.Xetrenop sau khi vận dụng nguyên lý phản xạ vào hoạt động của não người đã đặt tiền đề cho sự hình thành học thuyết phản xạ trong hoạt động tâm lý. Ông đã viết: “Mọi hành động có ý thức và vô thức, xét về nguồn gốc nảy sinh, đều là phản xạ”.

I.P.Pavlop đã phát triển quan điểm của Xetrenop và đề ra phương pháp phản xạ có điều kiện. Với phương pháp này, ông đã tìm ra quy luật cơ bản và cơ chế hoạt động của não, khám phá ra vai trò của hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai. Pavlop cho rằng tâm lý là sự phản ánh các hiện tượng của thế giới nội tâm. Ông yêu cầu tìm hiểu hoạt động của não về mặt tâm lý và giải thích hoạt động đó về mặt sinh lý. Học thuyết thần kinh chủ đạo là học thuyết tâm lý – thần kinh chủ đạo. Học thuyết này cũng khăng định vai trò then chốt của ý thức trong hoạt động của con người.

Việc phát hiện ra những vùng chức năng khu trú ở vỏ não, như trung khu vận động ngôn ngữ (Broca), trung khu cảm giác ngôn ngữ (Wernik); việc ra đời những học thuyết mất thực dụng, mất nhận thức và quan điểm sinh học lâm sàng đã góp phần chứng minh cho mối quan hệ mật thiết giữa tâm lý và não. Những công trình nghiên cứu về cấu trúc chất xám, về chức năng của não đã chứng minh não là cơ sở của tâm lý.

Mọi Người Cũng Xem   4 lý do nên niềng răng ngay và luôn - Zenyum Smile Academy

Cùng với sự ra đời của học thuyết hoạt động thần kinh cấp cao, sự xuất hiện của học thuyết vỏ não – nội tạng những khám phá về hệ thần kinh thực vật (Langioy, Heso), về hệ thống chức năng dưới vỏ, về vai trò của thể lưới (Megoun, Moui)… đã đánh dấu sự tiếp cận ngày càng lớn giữa tâm lý học và các khoa học tự nhiên.

Dựa vào học thuyết Mác – Lênin, chúng ta có thể nhận thức được đúng đắn hoạt động tâm lý của con người với tư cách là một nhân cách, một chủ thể của nhận thức. Theo Mác, nhân cách là sản phẩm của các quan hệ trong xã hội loài người. V.I.Lênin đã coi thế giới nội tâm là thế giới khách quan được di chuyển vào não người và được biến đổi ở trong đó. Rõ ràng là, tâm lý học duy vật nghiên cứu hoạt động tâm lý con người “không chỉ với tư cách là một khách thể mà còn là một chủ thể có ý thức” (V.I.Miaxcisep).

Từ khi tâm lý học có những bước tiến bộ như: các phòng thực nghiệm tâm lý ra đời; tâm lý học được đưa vào nghiên cứu và giảng dạy trong các trường đào tạo cán bộ y tế; sự phục hồi chức năng các tổn thương não do các nhà tâm lý học tiến hành có kết quả tốt… thì tâm lý y học lại càng trở nên quan trọng và là một bộ phận hữu cơ, không thể thiếu được của y học.

1.5. Một số quan niệm phương Tây về tâm lý y học

Ở phương Tây, đặc biệt ở Mỹ tuy đã hình thành quan điểm thừa nhận con người là tượng trưng cho sự thống nhất giữa cơ thể và tâm hồn, song họ lại quá nhấn mạnh vai trò của các yếu tố tâm lý trong bệnh sinh của tất cả các bệnh, kể cả bệnh chức năng lẫn bệnh thực thể. Trong bất kỳ bệnh thực thể nào, họ cũng cho yếu tố tâm lý lên hàng đầu, giữ vai trò chủ đạo, nghĩa là họ cho tâm lý độc lập với thực tế lịch sử – xã hội và tâm lý là nguyên nhân hàng đầu, là nền tảng cho mọi quá trình diễn ra trong cơ thể con người.

S.Freud là người có quan điểm duy tâm chủ quan đã chia nhân cách con người thành ba lớp: lớp dưới cùng là vô thức; lớp trên là ý thức và lớp trung gian ở giữa. Lớp trung gian làm nhiệm vụ kiểm duyệt, như một hàng rào ngăn cách giữa lớp trên và lớp dưới. Lớp vô thức là nơi hội tụ các bản năng có từ khi con người mới sinh ra và làm nhiệm vụ điều chỉnh toàn bộ đời sống tâm lý con người. Nó chất chứa năng lượng tâm lý của những bản năng bị dồn nén, bị lớp ý thức ở trên ngăn cản, không cho thực hiện, về sau, những năng lượng này chuyển thành bệnh tật, mê tín, chiến tranh…

Bệnh tật, theo các nhà tâm lý thực thể, là hậu quả của sự xung đột giữa hai nguyên lý thoả mãn, hiện thực và đã được định sẵn trong tâm lý con ngưòi. Theo họ, tình trạng lo sợ, phẫn nộ, bị kiềm chế được biểu hiện trong bệnh tim, bệnh ngoài da; nỗi buồn nhớ mẹ được biểu hiện trong hen phế quản; xúc cảm cấp thấp được biểu hiện trong bệnh ỉa chảy; tính hà tiện, bủn xỉn, lệ thuộc biểu hiện trong bệnh dạ dày, đường ruột… Các nhà tâm lý thực thể còn cho rằng, phù hợp với mỗi loại nhân cách là một loại bệnh. Ví dụ, những người phản ứng quá mức với ngoại cảnh hay bị bệnh loét dạ dày, đau thắt ngực; những người phản ứng yếu, hay bị viêm đại tràng, viêm da, viêm khớp; những người kiềm chế phản ứng, hay bị bệnh cao huyết áp, hen phế quản, cường tuyên giáp, đau nửa đầu; những người thích mạo hiểm, hay bị gẫy xương tứ chi; những người ham hiểu biết, hay bị tai nạn xe cộ và những người không muốn đẻ, hay bị bệnh ung thư, bệnh nội tiết…

Freud đã đề xuất phương pháp điều trị bằng phân tích tâm lý. Theo ông, khi phần vô thức đấu tranh với ý thức và lọt được qua tầng kiểm duyệt thì nó được biểu hiện dưới các dạng tượng trưng như viết nhầm, nói sai, hoặc được phản ánh trong các giấc mơ… Cho nên cần điều trị bệnh bằng cách giải thích giấc mơ, giải thích ngôn ngữ tượng trưng, giải thích các liên tưởng tự do, hoặc để bệnh nhân tự nói ra những ức chế, dồn nén của mình trong giấc ngủ thôi miên… Theo các nhà tâm lý thực thể, đàm thoại với bệnh nhân cũng có tác dụng điều trị, làm giảm căng thẳng, giải phóng phức hợp độc hại khỏi ý thức và “trung hoà” chúng. Phân tâm học của Freud mang tính tư biện nhiều hơn là khoa học song hiện nay khuynh hướng này vẫn còn rất thịnh hành ở nước ngoài và vẫn được phát triển song song các khuynh hướng duy tâm khác.

2. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học y học

2.1. Vị trí, đối tượng nghiên cứu của tâm lý y học

Tâm lý học y học vừa là bộ phận của y học, vừa là bộ phận của tâm lý học. Về đối tượng nghiên cứu và vị trí của tâm lý học y học, cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Có thể tóm tắt những ý kiến khác nhau này thành các nhóm sau:

– Nhiệm vụ chủ yếu của tâm lý y học là cung cấp những tri thức tâm lý học đại cương và trên cơ sở đó, vận dụng vào y học. Điều này là hoàn toàn cần thiết, song thực tế, không phải ai cũng làm được như vậy.

– Nội dung của tâm lý y học là phân tích về mặt tâm lý bản chất các bệnh thần kinh (theo Ekpechiep). Nếu theo quan điểm này thì giới hạn của tâm lý y học rất hẹp, chỉ là môn học trong đào tạo những bác sỹ tâm thần kinh.

– Tâm lý y học chính là bệnh học tâm thần đại cương. Nếu như vây, thì đối tượng của tâm lý y học là nghiên cứu các bệnh tâm thần và tâm lý y học là bộ phận hẹp của tâm thần học.

– Đối tượng của tâm lý y học là nghiên cứu những đặc điểm tâm lý ngưòi bệnh và ảnh hưởng của những đặc điểm đó lên sức khoẻ và bệnh tật, là sự đảm bảo một hệ thống tối ưu các ảnh hưởng tâm lý có mục đích. Quan niệm này đúng, song chưa phải đã bao quát hết những vấn đề của tâm lý y học.

– Ngoài những quan điểm trên, có tác giả còn quan niệm rộng hơn: tâm lý y học bao gồm cả tâm lý học đại cương, tâm lý bệnh học và bệnh học tâm thần.

Mọi Người Cũng Xem   Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Ngày Tết Nguyên Đán - HAVICO Tour

Chúng tôi cho rằng, trước khi tìm hiểu những vấn đề cơ bản của tâm lý y học, chúng ta cần phải hiểu được tâm lý là gì; những quy luật cơ bản nào chi phối các quá trình, trạng thái, thuộc tính tâm lý; cấu trúc nhân cách gồm những yếu tố nào… Nghĩa là phần mở đầu, làm cơ sở cho tâm lý y học phải là những nét cơ bản của tâm lý học đại cương.

Phần chủ yếu nhất của tâm lý y học là tâm lý học người bệnh, trước hết là tâm lý học người bệnh thực thể (người bị các bệnh nội khoa, ngoại khoa, da liễu v.v… và không bị rối loạn tâm thần). Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học người bệnh là căn nguyên tâm lý của bệnh; hình ảnh lâm sàng bên trong của bệnh, ý thức bệnh; mối quan hệ tương hỗ giữa trạng thái tâm lý, nhân cách người bệnh và bệnh tật; mối quan hệ giữa tâm lý người bệnh và những yếu tố tác động vật lý, xã hội của môi trường…

Quan hệ chặt chẽ với tâm lý học người bệnh là tâm lý học thầy thuốc. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học thầy thuốc là những vấn đề về luân lý, đạo đức y học, những vấn đề về lao động nghề nghiệp, hoạt động giao tiếp của người thầy thuốc, những tác động độc hại của nghề y… Đặc biệt, tâm lý học thầy thuốc tập trung nghiên cứu về phẩm chất nhân cách người thầy thuốc như năng lực hoạt động, các phẩm chất tâm lý, uy tín và những thiếu sót… của người thầy thuốc.

Ngoài ra, trong tâm lý học y học còn phát triển những bộ phận chuyên đi sâu nghiên cứu những phần cụ thể của tâm lý người bệnh và tâm lý ngươi nhân viên y tế, như đi sâu phân loại các rối loạn hoạt động tâm lý (tâm lý bệnh học), nghiên cứu tâm lý những bệnh nhân tổn thương não (tâm lý học thần kinh); nghiên cứu các liệu pháp tâm lý; nghiên cứu tâm lý trong giám định; nghiên cứu về stress tâm lý và vệ sinh tâm lý…

Đúng là cho đến nay, những quan niệm về đối tượng, phạm vi nghiên cứu của tâm lý y học còn chưa được thống nhất, song những bộ phận cơ bản của nó ít nhiều cũng đã được hình thành. Chúng ta đồng ý rằng, tâm lý y học là khoa học nghiên cứu tâm lý người bệnh, tâm lý nhân viên y tế trong hoạt động phòng và chữa bệnh, góp phần không ngừng nâng cao sức khoẻ thể chất, tâm lý cho con người.

Ngày nay, khi mà khoa học, công nghệ phát triển như vũ bão, khi mà nền y học đang trên đà kỹ thuật hoá, thì sự cách ly giữa người bệnh và nhân viên y tế ngày càng thêm rộng. Lúc này, tâm lý y học – bộ phận thực hành của tâm lý học vận dụng vào y học – càng trở nên quan trọng trong công tác đào tạo cán bộ y tế. Một nền y học thực sự nhân đạo là nền y học đảm bảo cho cán bộ y tế không chỉ có tri thức về thực thể người bệnh, mà còn có cả những tri thức về nhân cách người bệnh và đảm bảo cho sức khoẻ con người được chăm sóc một cách toàn diện, cả về sức khoẻ thực thể lẫn sức khoẻ tâm lý.

2.2. Nhiệm vụ của tâm lý y học

2.2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu tâm lý người bệnh

– Nghiên cứu những biểu hiện tâm lý của bệnh.

– Vai trò tâm lý trong phát sinh, phát triển của bệnh.

– Ảnh hưởng của bệnh đối với tâm lý.

– Sự khác nhau giữa tâm lý thường và tâm lý bệnh.

– Những tác động của yếu tố tự nhiên, xã hội lên tâm lý người bệnh.

– Vai trò của tâm lý trong điều trị.

– Vai trò của tâm lý trong phòng bệnh và củng cố sức khoẻ.

2.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu tâm lý nhân viên y tế

– Nghiên cứu những phẩm chất nhân cách người nhân viên y tế.

– Y đức học và những phẩm chất đạo đức người nhân viên y tế.

– Hoạt động giao tiếp của người nhân viên y tế…

2.2.3. Một số nhiệm vụ chung

– Nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu tâm lý trong lâm sàng.

– Các trắc nghiệm tâm lý học.

– Những vấn đề tâm lý học trong giám định lao động, quân sự, pháp y…

2.3. Nội dung của tâm lý y học

Nội dung của tâm lý y học bao gồm các vấn đề cơ bản sau:

– Những quy luật cơ bản về tâm lý người bệnh, tâm lý nhân viên y tế, tâm lý giao tiếp, không khí tâm lý trong các cơ sở điều trị.

– Học thuyết về sự tác động tương hỗ giữa tâm lý và thực thể.

– Tác động tâm lý của các yếu tố tự nhiên, xã hội của môi trường.

– Học thuyết về nhân cách.

– Y đức và những phẩm chất đạo đức của người nhân viên y tế.

– Nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu tâm lý trong lâm sàng.

– Một số vấn đề tâm lý học trong giám định lao động, quân sự, pháp y…

2.4. Cấu trúc tâm lý học y học

Tâm lý học y học gồm các phần chính như sau:

– Đại cương tâm lý học y học.

– Một số nét cơ bản về tâm lý con người.

– Tâm lý học người bệnh.

+ Tâm lý học bệnh sinh (tâm lý học bệnh tật).

+ Tâm lý học môi trường người bệnh.

– Tâm lý học thầy thuốc, luân lý và đạo đức y học.

– Hoạt động giao tiếp của người nhân viên y tế.

– Tâm lý liệu pháp, liệu pháp phục hồi sức khoẻ.

– Stress và vệ sinh tâm lý.

– Một số vấn đề tâm lý học trong giám định.

– Một số vấn đề về tâm lý học thần kinh và tâm lý bệnh học.

– Tâm lý học chẩn đoán và một số trắc nghiệm tâm lý trong lâm sàng.

Trên cơ sở cấu trúc này, tùy yêu cầu cần tìm hiểu, tùy quỹ thời gian cho phép mà chúng ta xây dựng những chương trình nghiên cứu phù hợp.

3. Ý nghĩa của tâm lý hoc y học với y tế

Sự tiến bộ của nền y học hiện đại được đặc trưng bằng sự phát triển của hai khuynh hướng: một mặt đi sâu nghiên cứu cơ chế của bệnh; một mặt khác, nghiên cứu người bệnh một cách toàn diện, trong mối quan hệ tương hỗ giữa thế giới bên trong và thế giới bên ngoài. Kết quả của sự phát triển này là làm nẩy sinh nhiều chuyên khoa y học mới, trong đó có tâm lý học y học. Đây là một chuyên khoa y học cơ sở, cần thiết cho tất cả các nhân viên y tế.

Con người khi bị bệnh, tâm lý ít nhiều đều bị biến đổi do tác động của bệnh tật và ngược lại, tâm lý không bình thưòng là một trong những nguyên nhân phát sinh, phát triển của bệnh tật.

Trong một số trường hợp, chỉ cần phân tích kỹ về mặt tâm lý lời đàm thoại của người bệnh cũng phát hiện được sự khởi đầu của một bệnh ác tính. Cũng có khi những biến đổi tâm lý che lấp cả triệu chứng lâm sàng của bệnh thực thể. Thực tế cho thấy, có tới 50% bệnh nhân nội khoa phản ánh bệnh tật chủ yếu bằng những lời than phiền và những thay đổi tâm lý trước khi có những biểu hiện biến đổi quan trọng về thực thể.

Mọi Người Cũng Xem   Nghị luận về sự cần thiết phải cố gắng hết mình trong cuộc sống

Một số bệnh nhân, nếu để họ biết mình bị những bệnh nghiêm trọng như: giang mai, lao, ung thư, nhiễm HIV (Human Immunodefiency Vius)…, rất có thể họ bị sang chấn tâm lý mạnh, thậm chí dẫn đến hành vi tự sát.

Có những bệnh nhân tuy mắc bệnh nhưng không đi khám và chữa bệnh, vì họ e thẹn (thường gặp ở những người có tính cách trầm, kín đáo), hoặc vì chủ tâm giấu bệnh… Ngược lại, có những người cường điệu bệnh tật, giả vờ mắc bệnh. Một bệnh viện của quân đội Liên Xô cũ tổng kết, trong số 178 bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm vì có dấu hiệu bụng ngoại khoa điển hình, có những bệnh nhân đã được phẫu thuật, song trong đó chỉ có 12 người bị bệnh tâm thần.

Nhiều khi yếu tố tâm lý là nguồn gốc của các bệnh thực thể (như các bệnh cao huyết áp, đau thắt ngực, loét dạ dày, hen phế quản, exzema…), hoặc là yếu tố làm cho bệnh bùng phát. Cho nên tìm hiểu yếu tố tâm lý trong tiền sử bệnh là rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh tật cho người bệnh.

Quang cảnh bệnh viện, thái độ của nhân viên y tế, cách thăm khám lâm sàng, các thao tác kỹ thuật và đặc biệt các cuộc phẫu thuật có ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái tâm lý người bệnh. Thực tế chúng ta đã gặp những cơn choáng xúc cảm, thậm chí dẫn đến tử vong. Có người thủng ổ loét dạ dày do quá lo lắng trước khi mổ. Petrop, một nhà ngoại khoa, đã nói: cần phải chuẩn bị tâm lý cho bệnh nhân trước cuộc mổ như chuẩn bị tâm lý cho người lính trước khi ra trận. Cho nên thầy thuốc phải biết được trạng thái tâm lý và nhân cách người bệnh.

Dưới tác động của bệnh, trạng thái tâm lý, nhân cách người bệnh đôi khi thay đổi hẳn, đặc biệt trong các bệnh nặng, kéo dài. Trạng thái tâm lý trước khi bị bệnh giữ vai trò quan trọng trong quá trình tiến triển của bệnh. Thực tế có những người mang bệnh nặng, thậm chí tàn phế, nhưng khả năng bù trừ về mặt tâm lý của họ lại rất lớn vì có ý chí và đạo đức cao. Tâm lý y học cần đi sâu tổng kết những kinh nghiệm quý báu này.

Coi trọng yếu tố tâm lý trong điều trị là rất cần thiết, Các thầy thuốc thời xưa coi lời nói giữ vị trí hàng đầu trong hệ thống các phương pháp điều trị. Những lời khuyên của thầy thuốc chỉ trên cơ sở nắm vững đời sống, tình trạng hiện tại và quá khứ của người bệnh. Lời khuyên phải bao gồm không chỉ kế hoạch điều trị mà còn phải nói rõ cho người bệnh biết các nguyên nhân hỗ trợ cho bệnh phát triển. Thầy thuốc phải giải thích rõ cho người bệnh: điều trị chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể trở lại bình thường, muốn khỏi bệnh lâu dài và ngăn ngừa tái phát, không thể không loại trừ các nguyên nhân gây ra nó, tức là giải thích cho người bệnh về vệ sinh cá nhân (Giakharin). Nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng, thuốc có tác dụng tốt là nhờ sự đóng góp của cơ chế ám thị. Năm 1920, Mudrop đã nói, điều trị thực ra, chính là điều trị người bệnh. Những điều trên đây đã cho thấy, vấn đề tâm lý trong y học cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc.

Rõ ràng là, không có tri thức về tâm lý y học, không coi trọng trạng thái tâm lý và nhân cách người bệnh thì không thể nói đến một nền y học tương lai, tức là nền y học về vệ sinh cá nhân và phòng bệnh theo nghĩa rộng. Xetrenop đã cho rằng, người thầy thuốc không những là chuyên gia về trạng thái thực thể mà còn là chuyên gia về tâm lý cho người bệnh.

4. Phương pháp nghiên cứu tâm lý học y học

Những phương pháp nghiên cứu tâm lý y học được xây dựng trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung, trước hêt là các phương pháp của tâm lý học và của y học. Những phương pháp thường dùng là: quan sát, trò chuyện, phân tích sản phẩm, trắc nghiệm, thực nghiệm, phương pháp chuyên gia, phương pháp mô hình hoá… Đặc biệt, để nghiên cứu tâm lý người bệnh, tâm lý y học sử dụng phương pháp tâm lý lâm sàng. Đây là phương pháp do trường phái Mudrop- Giakharin-Botkin đề xướng, bao gồm các nội dung sau:

4.1. Phần mở đầu cuộc khám bệnh

Ngưòi thầy thuốc chú ý thu thập những thông tin về hành chính như: tuổi, văn hoá, nghề nghiệp… và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành quan hệ giao tiếp, có ích cho việc thăm khám và điều trị đạt kết quả.

Trong phần kể bệnh, cần chú ý đến trạng thái chung, rối loạn giấc ngủ, biến đổi khí sắc và trạng thái tâm lý của người bệnh.

Trong khai thác tiền sử bệnh, điều quan trọng là hỏi bệnh nhân về thời điểm xuất hiện bệnh, sự bắt đầu và diễn biến ra sao, bệnh nhân tưởng tượng ra hình ảnh lâm sàng của bệnh như thế nào, có suy nghĩ gì về nguyên nhân, tiên lượng của bệnh… Chú ý khai thác tiền sử đời sống người bệnh để có cơ hội thâm nhập vào thế giới nội tâm của họ. Qua đàm thoại, mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân thêm sâu sắc, thầy thuốc hiểu đầy đủ hơn về tâm lý người bệnh.

4.2. Phần khám các triệu chứng khách quan

Cần chú ý tìm hiểu đầy đủ trạng thái tâm lý, ý thức, hoạt động… của người bệnh. Sơ bộ đánh giá mức độ phát triển trí tuệ, khí chất và những nét tính cách chủ yếu, đặc biệt phải tìm hiểu khí sắc và phản ứng xúc cảm của người bệnh.

Cần tiến hành các trắc nghiệm và thực nghiệm tâm lý chuyên biệt để bổ sung cho các tài liệu nghiên cứu tâm lý.

4.3. Phần kết luận

Trong phần kết luận, ngoài các chẩn đoán về bệnh tật, cần có các chẩn đoán về nhân cách, về trạng thái tâm lý của người bệnh. Xem nhân cách người bệnh hướng nội hay hướng ngoại, kiểu khí chất chính của họ ra sao. Cần xác định hình ảnh lâm sàng bên trong của bệnh, trạng thái tâm lý người bệnh trong mối tương quan với bệnh tật và hoàn cảnh mắc bệnh. Trên cơ sở đó, thầy thuốc đề ra nghệ thuật giao tiếp, kế hoạch tâm lý liệu pháp, vệ sinh tâm lý… với người bệnh.

Tóm lại, tâm lý học y học nghiên cứu những vấn đề về tâm lý người bệnh, tâm lý thầy thuốc, tâm lý bệnh học… bằng những phương pháp đặc trưng của mình. Nó có cơ sở phương pháp luận là những quan điểm duy vật biện chứng và học thuyết thần kinh chủ đạo. Tâm lý học y học thực sự cần thiết cho một nền y học hiện đại. Chỉ những người thầy thuốc vừa có đầy đủ tri thức về y học thực thể, vừa có những hiểu biết sâu sắc về tâm lý y học mới có thể phòng bệnh, chữa bệnh một cách toàn diện và có hiệu quả.

arrow_backChương 9 arrow_forwardChương 2



Các câu hỏi về tại sao phải học tâm lý y học


Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê tại sao phải học tâm lý y học hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé <3 Bài viết tại sao phải học tâm lý y học ! được mình và team xem xét cũng như tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết tại sao phải học tâm lý y học Cực hay ! Hay thì hãy ủng hộ team Like hoặc share. Nếu thấy bài viết tại sao phải học tâm lý y học rât hay ! chưa hay, hoặc cần bổ sung. Bạn góp ý giúp mình nhé!!

Các Hình Ảnh Về tại sao phải học tâm lý y học


Các hình ảnh về tại sao phải học tâm lý y học đang được Moviee.vn Cập nhập. Nếu các bạn mong muốn đóng góp, Hãy gửi mail về hộp thư lienhe@domain.com. Nếu có bất kỳ đóng góp hay liên hệ. Hãy Mail ngay cho tụi mình nhé

Tham khảo thêm tin tức về tại sao phải học tâm lý y học tại WikiPedia

Bạn nên xem nội dung về tại sao phải học tâm lý y học từ trang Wikipedia.◄ Tham Gia Cộng Đồng Tại

💝 Nguồn Tin tại: https://thethao360.vn/

💝 Xem Thêm Chủ Đề Liên Quan tại : https://thethao360.vn/hoi-dap/

Related Posts

About The Author

Add Comment